Bếp ăn một chiều (hay còn gọi là quy trình bếp 1 chiều) là một chuỗi hoạt động các bộ phận công việc của bếp công nghiệp được tuân thủ theo 1 chiều duy nhất.
- Khu tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp: Khi thực phẩm tươi như rau, củ, quả, cá, xương, gà, vịt, ngan, ngỗng…được chuyển đến cho nhà bếp, các nguyên liệu được kiểm tra về số lượng, chất lượng, độ tươi, sạch…
- Khu sơ chế rửa thô thực phẩm: sau khi tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp, một quy trình không thể thiếu là rau, củ, quả, thịt, cá phải được vệ sinh, phân loại sơ bộ.
- Khu chế biến tẩm ướp: sau khi sơ chế sơ bộ thì nguyên liệu được chuyển tới khu chế biến tinh, ở đây các đầu bếp tiến hành nhận thực phẩm từ kho lưu trữ hoặc các khu khác để tiến hành chế biến, tẩm ướp thực phẩm, xử lý thực phẩm nguyên liệu cho từng món ăn đặc trưng.
- Khu nấu nướng nguyên liệu: khu này tập trung chủ yếu thiết bị nấu chính như: tủ cơm công nghiệp, bếp nấu (các loại bếp nấu, bếp rán, bếp hầm cần thiết), bàn và giá inox để đặt đồ ăn sau khi chế biến; thiết bị giữ nóng thức ăn để đảm bảo cung cấp những món ăn nóng sốt, đảm bảo vệ sinh và vị giác; ….
- Khu chia soạn đồ ăn: sau khi nấu xong thức ăn sẽ được chuyển đến khu soạn chia, khu phân loại.
Bởi với bếp ăn một chiều tại trường học sẽ giúp kiểm soát một cách tốt nhất về chất lượng món ăn, hạn chế tối đa hiện tượng ngộ độc thực phẩm mà các bếp ăn tập thể thường hay gặp phải. Với bếp ăn một chiều trường học mọi hoạt động của gian bếp sẽ trở nên trơn tru hơn do được chuyên biệt hóa.
Khu sơ chế thô thực phẩm
Cán bộ y tế kiểm tra thực phẩm
Tuân thủ đúng những yêu cầu và tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Bộ y tế đề ra về việc xây dựng và thiết kế khu vực bếp của trường, sẽ giúp nhà trường giảm thiểu các nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất lượng bữa ăn và sức khỏe cho các bé, giúp các bé phát triển thể chất, hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển cả thể lực và trí tuệ, đồng thời tăng sự tin tưởng và uy tín của nhà trường đối với phụ huynh học sinh.
Tủ sấy khay inox
Trong năm học 2019-2020, ngoài việc thực hiện yêu cầu về các quy định về ATTP và dinh dưỡng học đường, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ với các đơn vị cung cấp suất ăn bán trú và các đơn vị cung ứng thực phẩm, rau an toàn, chú ý truy xuất nguồn gốc thực phẩm, tổ chức tốt hoạt động của ban chỉ đạo bán trú, phân công trách nhiệm rõ ràng. Ngoài ra, nhà trường đã thành lập Ban thanh tra, tăng cường phát huy vai trò giám sát thường xuyên và đột xuất của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú, giám sát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm của nhà cung cấp, quy trình phân chia và định lượng suất ăn, có minh chứng cụ thể.
Khu nấu nướng
Khay inox được xếp vào các thùng nhựa trước khi chia về các lớp bán trú
Tại bếp ăn của nhà trường, quy trình giao nhận và kiểm tra lương thực, thực phẩm trước khi sơ chế, chế biến tại bếp ăn được tiến hành thường xuyên, kiểm tra cẩn thận, kỹ lưỡng từ số lượng đến chất lượng và quan trọng hơn cả là kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm và hạn sử dụng lương thực, thực phẩm của nhà cung cấp. Ngoài các thành phần theo quy định gồm: đại diện Ban Giám hiệu, kế toán, thủ kho, đại diện giáo viên, cấp dưỡng trực tiếp nấu bếp, còn có thêm Trưởng ban Thanh tra nhân dân và đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia giám sát và giao nhận.
Trong năm học 2019 – 2020, bếp ăn nhà trường đã thay bát ăn cơm bán trú thành khay thức ăn bằng inox với kích thước phù hợp với học sinh tiểu học, chất liệu sáng bóng không từ tính, dễ dàng vệ sinh, tiệt trùng đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các em học sinh.
Học sinh lớp 1A7 ăn bán trú bằng khay ăn