Thực hiện Công văn số 9142/VP-KGVX ngày 13/9/2022 của UBND thành phố Hà Nội; Công văn số 2859/SGDĐT-GDTX-ĐH ngày 16/9/2022 của Sở GDĐT Hà Nội; Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày 26/9/2022 của UBND quận Thanh Xuân về việc tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” quận Thanh Xuân năm 2022. Sáng thứ Hai ngày 03/10/2022, trường Tiểu học Phan Đình Giót tổ chức lễ Hưởng ứng “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2022 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid -19”.
Việc tổ chức Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời; tăng cường trách nhiệm và huy động được sự quan tâm, tham gia của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ nhằm đa dạng hóa các kênh và công cụ học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đặc biệt trong bối cảnh bình thường mới sau đại dịch COVID 19.
Các đại biểu dự lễ khai mạc “Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời”
Với chủ đề của Tuần lễ: “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch COVID -19” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội và đặc biệt là trong giáo dục. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng lớn, tạo nên bước ngoặt phát triển cho giáo dục, tạo ra nhiều phương thức giáo dục mới, thông minh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều chi phí hơn và chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.
NGƯT Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc
Trong tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022: Ngành giáo dục cần hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trường học tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm lan toả thông điệp và đưa chủ đề của Tuần lễ vào cuộc sống một cách thiết thực, tổ chức các diễn đàn về phương pháp dạy và học trực tuyến, cách sử dụng các phần mềm trực tuyến (Zoom, Google Meet, Microsoft Teams...), cách thức khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích (sách, báo, bài giảng điện tử...), tăng cường kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn và hiệu quả.
Các thầy cô giáo và các em học sinh cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học để mỗi giờ lên lớp, bài giảng các thầy cô được thể hiện trên các trang giáo án điện tử và trình chiếu Powerpoint, tạo sự hứng thú cho học sinh. Các em học sinh có thể tự nghiên cứu bài học qua truy cập Internet, thường xuyên học tập, trao đổi về bài học với bạn bè, với thầy cô giáo qua lớp học trực tuyến Zoom, Zalo, từ đó góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng dạy và học, theo kịp sự phát triển của xã hội, của khoa học công nghệ.