Điện giật ở trẻ em là một tai nạn sinh hoạt thường gặp, nó gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể trẻ như thận, thần kinh, cơ xương,...Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Tai nạn điện giật có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, trong đó có trẻ em.
Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, có thể gây nhiều loại tổn thương cho cơ thể (ngừng tim, ngừng thở và tổn thương các cơ quan gây nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các di chứng nặng nề), nhưng nói chung có thể phòng tránh được.
Có hai loại dòng điện: dòng điện xoay chiều (AC) được dùng trong sinh hoạt... và dòng điện một chiều (DC) thấy trong ắc quy, hệ thống điện xe ô tô, đường dây điện cao thế và tia sét...
Điều trị điện giật ở trẻ em:
- Nhanh chóng tách trẻ ra khỏi nguồn điện bằng cách cắt nguồn điện, lưu ý tránh chạm trực tiếp vào bệnh nhân trước khi chưa cắt được nguồn điện.
- Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu:
+ Cần cố định đốt sống cổ cho bệnh nhân nếu nghi ngờ.
+ Cấp cứu ngừng thở ngừng tim cho bệnh nhân nếu có.
+ Hỗ trợ hô hấp bằng cách cho bệnh nhân thở oxy hoặc nội khí quản.
+ Điều trị rối loạn nhịp: ngoại tâm thu thất, nhanh thất, rung thất với thuốc chống loạn nhịp và phá rung với máy phá rung (phác đồ điều trị rối loạn nhịp tim).
+ Hồi sức sốc cho bệnh nhân: bù dịch và thuốc vận mạch theo hướng dẫn CVP.
+ Chống co giật bằng Diazepam tiêm tĩnh mạch.
+ Trường hợp bệnh nhân bị suy thận cần chạy thận nhân tạo.