3. Phòng ngừa bỏng
Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi 1-10. Ở lứa tuổi này, trẻ thường hiếu động, thích tò mò, khám phá nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm. Bỏng ở trẻ em, dù diện tích nhỏ nhưng cũng có thể gây mất muối, nước, huyết tương... dẫn đến tình trạng sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và tử vong. Thương tích do bỏng gây đau đớn, làm trẻ em hoảng sợ và có thể bị sốc, thậm chí khiến trẻ bị rối loạn tính cách, suy giảm khả năng đề kháng, tạo nên tâm lý không thích tiếp xúc. Tác nhân gây bỏng ở trẻ chủ yếu là:
1. Nồi nước, siêu nước, chậu nước, phích nước sôi vô ý đổ vào trẻ em. Ngã vào các chậu nước nóng sôi, nước gội đầu, nồi canh vừa nấu, nồi cháo, …
2. Ngã vào bếp lửa, nghịch lửa diêm, nghịch lửa nơi có xăng dầu.
3. Để quạt điện trong màn, cánh quạt vướng vào màn không quay làm quạt cháy.
4. Để đèn sưởi trong màn.
5. Chơi nghịch các đồ điện, đụng chạm các nút, phích điện, dây điện đang dẫn điện.
Trẻ có thể bị bỏng do nghịch bếp ga, bếp điện
Trẻ cũng có thể bị bỏng do nước sôi
Vậy làm thế nào để có thể phòng tránh được tại nạn thương tích này, PH cần lưu ý những điều sau:
1. Để các vật dụng nóng sôi, các chất dễ cháy, các chất sinh lửa, đồ điện ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ nhỏ.
2. Kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ. Không để trẻ tự vặn vòi nước nóng.
3. Không để trẻ tiếp xúc với các vật dễ cháy, nổ như: xăng, ga, cồn...
4. Cần cất kín bao diêm, bật lửa, cắt bỏ các nguồn điện không an toàn. Xếp các chai dầu, xăng, hóa chất vào tủ kín, có khóa.
5. Luôn nhắc nhở các cháu về phòng tránh tai nạn bỏng.