Xuất phát từ lòng yêu thương con trẻ, cô Trà My luôn nghĩ mình phải là người “Mở cánh cửa trái tim” của học trò. Để được các con yêu mến, coi cô giáo như một người bạn lớn của mình, cô Trà My luôn tìm cách hiểu tâm lí học trò - lứa tuổi mà còn nhiều bỡ ngỡ và hiếu động, để đồng cảm và có thể đáp ứng những mong muốn nguyện vọng chính đáng của các em. Những tiết hoạt động tập thể, các con rất hứng thú tham gia với không khí “sinh hoạt vui vẻ” một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không căng thẳng, không áp lực vì phải bình xét thi đua. Trong mỗi tiết sinh hoạt, cô Trà My thường tạo ra các tình huống nhằm phát huy hết khả năng của các con như: diễn kịch, hát, múa,.. Cô giáo luôn tạo điều kiện cho học sinh trong lớp được hiểu nhau hơn và khuyến khích, lôi cuốn các con tham gia vào các hoạt động chung của nhà trường. Nhiều hoạt động quyên góp, từ thiện do Ban phụ trách thiếu niên nhi đồng, Hội đồng Đội phát động, các con luôn nhiệt tình hưởng ứng và dẫn đầu phong trào toàn trường như Hội thu kế hoạch nhỏ được 425kg, Ủng hộ đồng bào miền Trung, trẻ em nghèo trên 8 triệu đồng cùng hàng trăm quyển vở cho phong trào Một triệu quyển vở,..
Là một giáo viên tiểu học, cô Trà My hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ từ sách vở, từ những bài học trên lý thuyết mà phải từ những trải nghiệm trong thực tế cuộc sống. Vì vậy, để giáo dục lòng nhân ái và sự sẻ chia, cô giáo có đặt 1 chú lợn nhựa trên lớp và khuyến khích học sinh tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền mua đồ chơi.. để cùng nuôi lợn. Việc làm đó được tất cả phụ huynh trong lớp nhất trí. Số tiền thu được sau mỗi lần mổ lợn được cô, trò và rất nhiều phụ huynh trong lớp cùng tham gia nấu cơm chay ở chùa Yên Xá. Từng phần cơm, suất cháo của cô trò và nhóm thiện nguyện THIỆN TÂM AN được trao tới tay những bệnh nhân nghèo tại viện K3 Tân Triều và Viện 103. Hy vọng với một phần đóng góp bé nhỏ của các con sẽ giúp cho người bệnh được tiếp thêm tinh thần và động lực để chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo. Việc làm tuy bé nhỏ ấy nhưng đã ươm mầm nhân ái vào tâm hồn các con những hạt giống yêu thương, để các con hiểu được thế nào là chia sẻ yêu thương, là hạnh phúc của việc cho đi nhưng không mong nhận lại! Và hơn tất cả, cô Trà My có một mong muốn cháy bỏng là gieo được chút duyên lành, chạm được đến trái tim của nhiều phụ huynh và học trò hơn nữa, để quanh ta luôn đong đầy tình yêu thương với những con người luôn có tâm hướng thiện, luôn sẵn sàng sẻ chia giúp đỡ nhau như truyền thống tốt đẹp vốn có của cha ông chúng ta từ ngàn đời xưa để lại.
Hoạt động thiện nguyện của cô và trò lớp 4A7
Tại Khoa Nhi bệnh viện K Tân Triều
Cùng với việc truyền đạt kiến thức,cô Trà My rất quan tâm tới việc rèn đạo đức cho học sinh. Cô giáo thường kể cho các con nghe những mẩu chuyện về người tốt, việc tốt, những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi các con như “Những tấm lòng cao cả”, “Tôttô chan cô bé bên cửa sổ”… Trong những giờ sinh hoạt trên lớp cô giáo thường cho học sinh trao đổi, phát biểu thông qua những tiểu phẩm, tình huống, câu chuyện có thật để giáo dục các con về ý chí, nghị lực, niềm tin, lòng bao dung nhân hậu, dạy cách nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”,... Các con ngày càng gần gũi cởi mở và thêm gắn bó với cô giáo với bạn bè, cũng từ đó mà góp phần giáo dục nhân cách cho các con. Cô Trà My còn giao nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi học sinh, mỗi nhóm. Trong đó trưởng nhóm có trách nhiệm kèm những bạn học lực yếu hơn, thành lập phong trào “đôi bạn, tam bạn cùng tiến”. Những buổi sinh hoạt lớp, cô giáo thường chuẩn bị sẵn những món quà nhỏ dành tặng cho những bạn học tốt, nhận được nhiều lời khen và có cố gắng trong tuần để khích lệ động viên các con.
Quà tặng khích lệ học sinh tiến bộ
Bên cạnh đó, cô Trà My luôn nghiêm khắc với những con chưa ngoan. Để các con tiến bộ hơn, ngoài việc quan tâm uốn nắn trên lớp, những trường hợp cần thiết cô giáo gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp phụ huynh học sinh để trao đổi kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của các con. Cô giáo mong muốn phụ huynh cùng đồng tình với quan điểm giáo dục Một sự nhờ thầy -hai sự nhờ bố mẹ - bảy sự do chính con chứ không phải là Trăm sự nhờ thầy như suy nghĩ xưa nay của rất nhiều phụ huynh.
Đối với công tác chủ nhiệm việc kèm cặp, giúp đỡ HS yếu, cá biệt trong lớp luôn được cô giáo đặc biệt quan tâm, tìm cách động viên, khích lệ ý thức, thái độ học tập cho các con. Luôn trăn trở làm thế nào để khuyên nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mang tính nghiêm khắc để các con thay đổi theo chiều hướng tốt, truyền năng lượng tích cực cho các con. Cô giáo thường xuyên kiểm tra đến các vở ghi bài của các con, ưu tiên những câu hỏi, những bài tập vừa sức. Tôn trọng và làm cho các con cảm thấy được tôn trọng, khuyến khích, tuyên dương khen ngợi kịp thời đối với từng tiến bộ dù nhỏ của HS. Từ đó làm cho các con có lòng tin vào bản thân mình và cảm thấy có giá trị với thầy cô, bạn bè và tập thể lớp. Những HS yếu và cá biệt trong lớp cô Trà My giờ đã có nhiều chuyển biến, mạnh dạn tự tin và hoà đồng cởi mở với bạn bè hơn.
Bản thân cô Trà My tự nhủ không ngừng tìm tòi, học hỏi là tấm gương tự học và sáng tạo, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả kế hoạch Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm đạo đức nhà giáo nhằm tìm ra các biện pháp tối ưu, hiệu quả nhất để giáo dục và dạy dỗ học sinh của mình ngày càng tiến bộ đáp ứng lòng mong mỏi và kì vọng của các bậc phụ huynh và toàn xã hội.
Cô Trà My cho rằng một giáo viên giỏi không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng, mà quan trọng hơn cả phải có tình thương và tâm huyết với nghề. Cô giáo mong bản thân và những đồng nghiệp của mình là người truyền lửa cho các thế hệ học trò. Bởi theo cô giáo, muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sự sáng tạo và lòng yêu thương thì chính trái tim người thầy cũng phải có lửa. Không chỉ truyền lửa cho học trò mà cô còn muốn ngọn lửa nhiệt huyết ấy được lan tỏa sang đồng nghiệp trẻ của mình. Cô Trà My đã cùng các chị em trong tổ chuyên môn say sưa với những tiết chuyên đề, thiết kế bài giảng E-learning. Cùng nhau làm đồ dùng dạy học, tạo kho học liệu điện tử dùng chung cho cả tổ và chia sẻ lên trang Website của nhà trường để đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường có thể tham khảo. Cô Trà My luôn sẵn sàng giúp đỡ cho những GV mới ra trường về chuyên môn và cả sự tận tụy, say mê trong công việc, để cùng nhau góp công sức, cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.
Với cô giáo Trà My, thành công lớn nhất của người giáo viên là nhận được sự kính trọng, tin tưởng, yêu mến của đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh. Đó chính là động lực và niềm tin giúp cô giáo vững bước hơn trên con đường giảng dạy của mình.
Đồng thời với việc xác định phương hướng giáo dục hiện đại là Giáo dục bằng tình yêu thương thì cô Trà My cho rằng sự hiểu biết, đổi mới sáng tạo của thầy cô là con đường giáo dục hiệu quả nhất.
Ngay từ những năm đầu đi dạy, cô giáo My nhận thức được rằng những kiến thức, kĩ năng được trang bị trong trường sư phạm chính là hành trang giúp cô nhanh chóng tiếp cận với công việc. Để truyền đạt được kiến thức cho học sinh thì người GV cần phải có năng lực về tri thức và tầm hiểu biết xã hội. Đây là năng lực cơ bản, chủ yếu bởi người thầy phải chinh phục trò bằng kiến thức sâu rộng của mình, điều đó còn có tác dụng tạo ra uy tín cho bản thân mỗi giáo viên. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, cô giáo luôn học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước, tích cực tham gia các buổi tập huấn chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp, thực hiện tiết dạy mẫu các tiết chuyên đề. Qua đó, cô giáo rút ra những bài học bổ ích cho bản thân, thấy rằng để có được những tiết dạy lôi cuốn, truyền được cảm hứng yêu thích môn học cho học sinh, thì nhất thiết phải tìm cách sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học trên tinh thần kế thừa những ưu điểm của các phương pháp truyền thống.
Để có một bài giảng thành công cần có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng,cô giáo cho rằng đó là việc hình thành ý tưởng phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học để từ đó xây dựng cách thức, phương pháp tổ chức dạy học nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng. Tất cả những điều ấy thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy trước khi lên lớp, phương pháp và các kỹ thuật tổ chức các hoạt động trong dạy học. Ở mỗi bài dạy cần xác định được: Mục tiêu - Nội dung - Cách thức thực hiện - Kết quả thu được. Cô Trà My đặc biệt quan tâm tới việc định hướng cách tự học cho học sinh bởi cô giáo cho rằng mỗi giờ học là một bài thực hành, thông qua các hoạt động tự học các con sẽ chủ động, tự giác và khơi dậy được niềm đam mê trong học tập. Do đó, trước mỗi bài dạy, cô giáo thường nghiên cứu tìm tòi phương pháp giảng dạy gần gũi, dễ hiểu nhất với học sinh, giúp các con tiếp thu bài nhanh và tạo sự hứng thú trong học tập. Từ đó đưa vào các bài giảng, phối hợp tốt các phương pháp để giúp học sinh có thể tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng nhất. Cô Trà My luôn khuyến khích học sinh đặt câu hỏi về những điều mình chưa biết liên quan đến bài học, lắng nghe ý kiến của các con để giúp các con được rèn luyện kĩ năng thu nhận và xử lý thông tin một cách nhanh và chính xác. Sau mỗi buổi học, cô giáo dành thời gian để tiếp nhận thông tin ngược từ phía học sinh, để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Cô Trà My luôn tìm cách để hiểu học sinh, đặt mình vào vị trí người học để tiếp thu, trình bày những nội dung phù hợp với đối tượng. Từ đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa được kiến thức. Bên cạnh kiến thức chính xác, đòi hỏi các con cần biết liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và mới, tích hợp liên môn và liên hệ với thực tiễn hàng ngày.
Cô Trà My đặc biệt coi trọng phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm, dạy học hướng tới việc truyền cảm hứng cho học sinh để các con có thể phát triển được niềm đam mê từ bên trong bản thân mình. Khi đã thực sự được truyền cảm hứng thì các con sẽ có một động lực tự thân mạnh mẽ. Điều cô giáo cho là quan trọng nhất là phải luôn khích lệ, tin tưởng và thổi vào các con niềm say mê khám phá những tri thức mới. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, đồng thời dạy học gắn kiến thức với thực tế, thực hành như các tiết dạy học Lịch sử, Địa lí theo chủ đề, gắn với Lịch sử địa phương được làm một cách thường xuyên, thiết thực và có hiệu quả. Sự đổi mới với các phương pháp như hợp tác nhóm, kĩ thuật “Đặt câu hỏi”, kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật “Mảnh ghép”, Sơ đồ tư duy,.. đã đưa các con đến với sự chủ động, sáng tạo, logic, khoa học, để hình thành những kĩ năng cơ bản (kĩ năng cứng, kĩ năng mềm) tạo ra lối suy nghĩ tích cực, sự tự tin và đem lại hiệu quả cao cho học sinh trong học tập và trong trải nghiệm thực tế.
Môn Toán tưởng như khô khan nhưng khi giảng bài, cô giáo luôn đi từ kiến thức đã học của học sinh rồi áp dụng một số phương pháp như thảo luận nhóm theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”, mảnh ghép…” để xây dựng, hình thành kiến thức mới. Trong quá trình giảng bài, cô giáo thường xuyên đưa ra nhiều cách học, với nhiều cách tư duy sáng tạo giúp các con hiểu và nắm bài nhanh hơn, sâu hơn.
Trong các bài dạy của môn Tiếng Việt nhất là những giờ tập đọc, kể chuyện, cô Trà My luôn tìm cách kiến tạo thành những “Tiết học vui vẻ”. Thông qua các mẩu chuyện, cô giáo cho học sinh chia nhóm thảo luận phân vai, các con được trao đổi phản biện lẫn nhau để tìm ra bài học, ý nghĩa câu chuyện. Từ đó, cô giáo nhận thấy học sinh rất chủ động, mạnh dạn và có những suy nghĩ đầy ý thức trách nhiệm. Cũng qua đó cô giáo rèn cho học sinh kỹ năng nói, thuyết trình cũng như phản xạ tư duy trước các vấn đề trong cuộc sống. Hay các giờ học liên quan đến các tác phẩm trong chiến tranh như “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”…cô giáo đều chuẩn bị các đoạn tư liệu để trình chiếu trước. Chưa học tác phẩm nhưng các con đã có được ấn tượng đẹp về hình ảnh người lính trong chiến tranh. Để từ đó có cảm xúc, khơi dậy lòng biết ơn với sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của các chú bộ đội cụ Hồ.
Với những bài dạy Khoa học, Địa lí hay Lịch sử, cô Trà My đã đổi mới trong dạy và học bằng tư duy đột phá, đưa nhiều ý tưởng sáng tạo vào tiết dạy nhằm gây hứng thú cho học sinh và tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực cá nhân và năng lực hoạt động nhóm một cách tốt nhất. Cô giáo cùng đồng nghiệp tham gia sáng tạo đồ dùng dạy học phong phú với những hình ảnh trực quan sinh động, đưa đồ dùng dạy học tự làm trong các bài giảng của mình. Đối với học sinh tiểu học, đồ dùng dạy học lại càng đặc biệt quan trọng vì nó giúp các con quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Các tiết học sử dụng dùng đồ dùng dạy học tự làm ở lớp cô giáo đã tạo cho không khí lớp học rất sôi nổi, hào hứng. Những mô hình môn Khoa học như tháp dinh dưỡng hay lược đồ Lịch sử, Địa lí tự làm bằng những vật liệu quen thuộc dễ tìm như bìa, ống hút, tăm… cũng là một hình thức trải nghiệm và giúp học sinh nhớ bài rất lâu.
Cô Trà My cũng đã nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy rất hiệu quả, sinh động, phong phú và hấp dẫn học sinh, giúp các con tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên. Do đó, cô giáo luôn tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho mình từ đồng nghiệp, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ báo chí, sách chuyên môn, sách tham khảo và từ mạng Internet... Tích cực ứng dụng CNTT, đưa các hình ảnh trực quan vào trong dạy học và thường xuyên tổ chức ôn tập kiến thức dưới dạng trò chơi học tập để các con hứng thú học và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn.
Sự đổi mới còn thể hiện trong phương thức kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh phù hợp với phương pháp dạy học mới. Cô giáo đã kiểm tra đánh giá năng lực học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, đánh giá thường xuyên, định kì, coi trọng đánh giá quá trình và khả năng tự học, vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tế. Khi đánh giá, cô giáo luôn lấy người học làm trung tâm theo định hướng phát triển năng lực, rèn luyện phẩm chất của học sinh, coi trọng đánh giá sản phẩm thu được.
Với cô Trà My dạy học là một nghề sáng tạo. Người thầy không chỉ truyền kiến thức cho học sinh mà bằng nhiều phương pháp dạy học tích cực để hướng học sinh tập trung vào bài học một cách hứng thú, say mê. Vì vậy, cô giáo luôn trau dồi, rèn năng lực truyền đạt kiến thức rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức. Đặc biệt là nghệ thuật khéo léo khi sử dụng các phương pháp giảng dạy, tích cực thực hiện sự đổi mới, đã đem đến cho tôi những kết quả tốt khi tham gia các chuyên đề, hội giảng, các cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp Trường, cấp Quận và vinh dự tham gia thi cấp Thành phố.
Niềm vui khi nhận Giấy khen - Đạt giải Nhì
Hội thi Giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp tiểu học năm học 2018-2019
Trên đây là một số phương pháp tích cực mà cô Trà My đã thực hiện trong quá trình đổi mới, sáng tạo dạy và học với mong muốn được đem hết khả năng để có những giờ học hay, bổ ích, hiệu quả. Sự sáng tạo, mạnh dạn trong đổi mới phương pháp của cô giáo đã được sự tín nhiệm của Ban giám hiệu và đồng nghiệp, góp phần vào việc đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học ở mái trường Tiểu học Phan Đình Giót - ngôi trường luôn đi đầu trong các phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt của quận Thanh Xuân .
- 3 năm đạt Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”: Năm học 2017-2018; 2015-2016; 2013-2014.
- 5 năm đạt Danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp quận”: Năm học 2017-2018; 2015-2016; 2013-2014; 2011-2012; 2010-2011.
- Đạt danh hiệu “Giáo viên Chủ nhiệm giỏi cấp Quận”: Năm học 2016-2017
- Năm học 2015-2016: đạt giải Nhì giáo viên dạy giỏi Chuyên đề “Giáo dục nếp sống Thanh lịch – Văn minh” cấp Quận + Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại C cấp Thành phố.
- Năm 2018: được tặng Giấy khen “Gia đình CNVC tiêu biểu quận Thanh Xuân” do UBND quận Thanh Xuân trao tặng.
- Năm học 2018- 2019: đạt giải Nhì Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, giải Nhất Giáo viên dạy giỏi cấp Quận.
- Các lớp được phân công chủ nhiệm luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường, đạt lớp Tiên tiến Xuất sắc.
- Tích cực trong đổi mới phương pháp, sáng tạo trong việc dạy và học.
- Nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp nhất là các giáo viên trẻ, mới vào nghề.
- Tham gia và phát động các phong trào, các hoạt động quyên góp từ thiện nhằm lan tỏa tình thương và lòng nhân ái, sự đồng cảm tới phụ huynh, học sinh.
Một số hình ảnh minh họa
Tặng sách truyện cho học sinh học tốt sau tiết học
Học sinh tự tin trình bày nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Hướng dẫn giáo viên trẻ trong tổ sử dụng công nghệ thông tin
Say sưa cùng giáo viên trong tổ sử dụng phần mềm điện tử
Sáng tạo đồ dùng dạy học tự làm
Tạo kho học liệu điện tử, thiết kế bài giảng E-Learning để giảng dạy
Say sưa với bài giảng trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố
Năm học 2018 - 2019
Thực hiện tiết dạy chuyên đề cho giáo viên trong Quận dự giờ
Học sinh dành bớt tiền ăn sáng để nuôi lợn nhựa
Học sinh kiểm đếm tiền tiết kiệm trong lợn nhựa
Niềm vui sướng của học sinh khi có tiền tiết kiệm
để ủng hộ các bạn nhỏ mắc bệnh ở bệnh viện
Các đợt quyên góp tiền ủng hộ quỹ Thiện Tâm An
Số tiền tiết kiệm ít ỏi để tham gia làm từ thiện
Học sinh tham gia mang quà đến bệnh viện K Tân Triều
Học sinh trao tận tay các phần quà cho bệnh nhi tại viện K3 Tân Triều