Cùng
Con Vào Lớp 1
Trước khi đi vào các bài tập hướng dẫn luyện sự
tập trung cho trẻ, cha mẹ cần hiểu rõ vì sao trẻ mất tập trung. Việc tập trung
của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy theo vào từng độ tuổi thì khả năng tập
trung của trẻ phải phù hợp với độ tuổi đó. Theo thời gian, khả năng tập trung của
trẻ tăng lên rất nhiều vì đã được rèn luyện qua môi trường, qua học tập.
Ví dụ khi còn độ tuổi mầm non trẻ chỉ tập
trung trong khoảng 5 – 7 phút và các hoạt động chính là vui chơi. Còn khi trẻ
bước vào tiểu học, đặc biệt là khi con vào lớp 1 thì việc học là
hoạt động chính chứ không còn được tung tăng vui chơi như mẫu giáo. Nếu trẻ
không được rèn luyện thì việc mất tập trung ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập
và trau dồi kiến thức.
Cha mẹ cần lưu ý gì khi thực hiện các bài tập rèn luyện khả năng
tập trung cho trẻ
Các trò chơi, bài tập phát triển tập trung cho trẻ cần được diễn
ra trong một không gian yên tĩnh, thoáng mát. Nếu nhận thấy con thuộc nhóm mất
tập trung thì nên hạn chế những đồ vật màu mè, đồ chơi của trẻ rất thích vì
chúng sẽ gây phân tán sự tập trung của trẻ trong lúc diễn ra bài tập.
Nâng
cao thử thách cho trẻ để tránh hiện tượng nhàm chán khi thực hiện ở những lần
tiếp theo.
Ví dụ: Hôm đầu tiên dạy trẻ vẽ có thể con chỉ chú ý nghe trong
khoảng thời gian 3 phút, thì ngày tiếp theo chúng ta sẽ kéo dài thời gian hơn 1
chút là 5 phút, mỗi ngày cố gắng thêm 1 chút.
Nếu lỡ may trẻ không nghe lời và thực hiện các yêu cầu (chuyện
này thường xảy ra) thì cha mẹ chớ nên la mắng, áp đặt trẻ phải thực hiện cho
xong bài tập hay trò chơi. Làm như vậy sẽ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng tới
tâm lý của cả cha mẹ và con.
Các bài tập rèn khả năng tập trung cho trẻ
1.
Lắng nghe đồng hồ báo thức
Chuẩn bị một chiếc đồng hồ báo thức, im lặng lắng nghe tiếng
tích tắc của nó và âm thầm đếm trong đầu. Ngày thứ nhất đếm đến 10, ngày thứ
hai đếm đến 15, ngày thứ ba đếm đến 20, ngày thứ tư đếm đến 25, ngày thứ năm
đếm đến 30.
Mỗi ngày đếm như thế 8 lần theo chu kỳ 5,6 ngày liên tiếp. Cách
tập luyện như thế giúp nâng cao khả năng tập trung. Nếu tuân thủ theo vài chu
kỳ hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.
2. Xem ai đang đếm nhanh
Cách 1: Chỉ cần viết hai
số, một số ở bên trên và một ở bên dưới. Ví dụ 2 và 7:
Cách viết đầu tiên: cộng chúng lại, tổng của hai số được
viết bên cạnh số ở trên và lấy số đầu tiên bên trên viết bên dưới rồi lại cộng
tiếp viết số bên trên số bên cạnh số bên dưới... Khi tổng của hai số lớn hơn 10
thì chỉ viết số ở hàng đơn vị.
2 9 1 0 1 1 2 3 5
7 2 9 1 0 1 1 2 7
Cách viết thứ 2: thực hiện phép trừ, kết quả viết
xuống cột bên dưới, rồi lại tiếp tục thực hiện phép trừ giống như mẫu dưới.
2 7 5 2 3 1 2 1
7 5 2 3 1 2 1 1
Hai người cùng chơi với
nhau, một người đưa ra yêu cầu: sử dụng cách thứ nhất, sau 30 giây đổi sang
cách thứ hai, cứ như thế.
3. Nhớ dãy số
Cách chơi: Đọc cho bé 1
dãy số gồm 3 đến 4 số, yêu cầu bé nghe tập trung và phải nhớ những số này theo
thứ tự tăng hoặc giảm dần. Sau đó viết ra giấy. Ví dụ 1234, 4321...
Thời gian chơi: 10 phút
Mục tiêu trò chơi: Huấn
luyện sự tập trung về trí nhớ, tăng cường thính giác.
4. Tìm số
Cha mẹ có
thể tùy ý viết ra một dãy số thật dài rồi yêu cầu trẻ tìm số theo yêu cầu và
khoanh tròn lại.
Ví dụ:
Khoanh tròn tất cả các số 7
359156936982452365023665253622602369500
907472002582058205820581242563514252123......
Cũng có
thể cho trẻ khoanh tròn từ trong một đoạn văn được chỉ định. Ví dụ khoanh tròn
từ "có, của, được...".
5. Nhớ chi tiết trong tranh
Cho trẻ
nhìn kỹ một bức tranh, sau đó nhắm mắt lại và nói về bức tranh một cách chi
tiết nhất có thể.
Ví dụ:
Sau khi nhớ lại hãy nói về các nhân vật trong bức tranh, quần áo, bàn ghế, đồ
vật... Nói xong mở mắt ra nhìn lại bức tranh nếu chưa nói được chi tiết nhất
thì có thể nhìn thêm một lúc và nhắm mắt nhớ lại một lần nữa.
Phương
pháp này không chỉ cải thiện sự tập trung mà còn giúp cải thiện trí nhớ nhanh.
6. Tưởng tượng và vẽ hình
Yêu cầu
trẻ nhắm mắt lại và tưởng tượng về hình tam giác. Sau đó để trẻ vẽ lại hình tam
giác trên giấy thật chậm rãi và chính xác (mắt vẫn nhắm). Vẽ lại thêm vài lần
nữa và bạn hãy quan sát xem có sự cải thiện nào trong các hình tam giác mà trẻ
vẽ hay không.
Yêu cầu
trẻ làm càng chậm càng tốt. Nếu không tập trung thì sẽ rất khó để trẻ có thể
hoàn thành được nhiệm vụ này. Bạn có thể tổ chức nhóm trẻ để cạnh tranh nhau và
tăng dần độ phức tạp với hình vuông, hình ngôi sao…